Hiện tại, có rất nhiều cách để luyện nghe tràn ngập trên Internet. Nhưng một trong những phương pháp mà giúp cho các bạn cải thiện nhanh phần nghe đó chính là NGHE CHÉP CHÍNH TẢ.
Một số bạn thì biết phương pháp này và một số thì chưa. Đối với các bạn đã biết tới phương pháp này mà chưa cải thiện được phần nghe thì do các bạn chưa thử nó hoặc làm chưa tới nơi tới chốn. Sau bài viết này hãy bắt tay ngay vào thực hành ngay. Đối với các bạn chưa biết thì phương pháp này các bạn thực hành thường xuyên thì trong vòng 3 – 6 tháng luyện tập một cách nghiêm túc và chăm chỉ thì trình độ nghe của bạn sẽ cải thiện một cách vượt bậc mà bạn sẽ không ngờ tới.
Tại sao phải lựa chọn phương pháp này mà không phải là cách khác?
+ Khi luyện tập phương pháp này thì bạn phải thực sự tập trung nghe để chép lại cho giống với transcript nhất có thể. Bạn sẽ nghiêm túc chú tâm 100% vào những gì người nói và cố nghe lại những chỗ bạn không nghe ra. Điều này giúp bạn cải thiện nhanh trong phần nghe so với các phương pháp thông thường.
+ Bạn sẽ quen dần trong việc nghe những âm cuối như s/ es/ ed/ …
+ Bạn sẽ dần quen được với việc người bản xử nối âm, luyến láy hoặc lược bớt âm khi nói
+ Khi bạn chép đi chép lại nhiều lần bạn sẽ biết được những cấu trúc ngữ pháp người bản xứ hay sử dụng. Việc nảy bạn giúp bạn sử dụng các cấu trúc một cách thành thạo trong kỹ năng Writing.
Hãy quay ngược thời gian về thời mà bạn học cấp 1 thì một trong những điều bạn thường làm nhất đó chính là việc VIẾT CHÍNH TẢ phải không nào. Nhìn sơ qua cái tên thì việc bạn làm chỉ là chép lại những gì mà bạn nghe thôi phải không nào. Nhưng mọi thứ không hề đơn giản như vậy. Nếu đơn giản như vậy thì bất kỳ ai biết đến phương pháp này đều đã thành công hết cả rồi.
Có hai điều điều kiện bắt buộc khi bạn luyện tập với phương pháp này đó chính là SỰ CAM KẾT + KIÊN TRÌ.
Nếu như bạn không có hai điều này thì khó có thể mà cải thiện được. Vì thế, khi bạn đã quyết định luyện nghe cùng phương pháp này hãy nghiêm túc và thực hành kiên trì cho tới khi bạn thành công thì thôi.
Việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là chạy nhanh ra nhà sách và mua một cuốn vở chỉ dành riêng cho việc chép chính tả mà thôi.
Tiếp theo, hãy chọn những nguồn tài liệu thiên vế những chủ đề mà bạn thích nghe. Đối với những bạn đang bắt đầu, hãy chọn một người mà có tốc độ nói chậm dễ nghe. Hơn nữa, bài nghe phải cực kỳ ngắn tầm 1-2 phút hoặc ít hơn cho những bạn mới bắt đầu.
Bước quan trọng nhất là vừa bật file nghe và chép từng câu từng câu một cho đến khi hoàn thành mới thôi.
Sau đó, hãy so sánh những gì bạn vừa mới viết xuống và transcript để biết bạn sai những chỗ nào, tại sao lại sai chỗ đó. Bật nghe lại những chỗ bạn sai để sửa. Ở bước cuối cùng thì bạn phải chuẩn bị tâm lý là có khả năng bạn sai rất nhiều. Hãy suy nghĩ đơn giản rằng bạn đang luyện tập nên chuyện sai là hoàn toàn bình thường. ư
Cuối cùng, hãy đánh giá bạn đạt được bao nhiêu phần trăm so với transcript.
Liệu bạn có dừng lại sau lần chép đầu tiên?
Dĩ nhiên là KHÔNG rồi. Khi bạn chép chính tả trên trường thì sau khi về nhà bố mẹ đọc cho bạn chép 1-2 lần nữa, thậm chí là nhiều hơn. Khi nào bạn chép đúng 100% so với transcript thì hãy dừng lại.
Nhưng nếu bạn muốn nâng cao khả năng nghe của mình hơn nữa thì bạn có thể luyện nghe ở tốc độ 1.25, 1.5 và 1.75. Vì người nước ngoài trong giao tiếp bình thường cũng nói rất nhanh.
Có một sự thật bạn cần phải biết rằng…
Khi bạn mới bắt đầu chép thì sai nhiều, nghe thì không ra làm cái gì cũng lâu. Thực sự thì hơi chán và hơi nản một chút xíu. Nhưng nếu bạn vượt qua được giai đoạn thì dần dần bạn sẽ nghe được nhiều hơn, chép được nhiều hơn trong lần đầu tiên. Lúc đầu, bạn có thể phải chép tất cả bài nhưng khi trình độ bạn ngon hơn thì có thể lược bỏ những câu đơn giản và dễ dàng nghe chính xác. Càng về sau, bạn càng chép ít lại chứ không vất vả như lúc đầu.
Phương pháp có hay cách mấy nhưng nếu như bạn không bắt tay vào làm thì cũng chẳng có nghĩa lý gì cả. Mỗi ngày, hãy dành 15-30 phút tập trung để chép chính tả. Cược với các bạn là sau 3-6 tháng thì bạn sẽ kinh ngạc với kết quả bạn nhận được.
Sau khi chép chính tả xong thì làm gì?
(To be continued)
Người chia sẻ: Thầy Đức zui tánh